Mật ong hoa cà phê 0.5 lít

Mật ong hoa cà phê 0.5 lít

100.000120.000

Mô tả:

Mật ong hoa cà phê nguyên chất Đăk Lắk

  • Dung tích: 0.5 lít
  • Hạn sử dụng: 24 tháng

Trạng thái: Còn hàng

10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MẬT ONG

Mật ong được ghi nhận là chất tạo ngọt được con người tiêu thụ từ 5.500 năm trước Công nguyên. Theo y học cổ truyền, chế phẩm này có nguồn dưỡng chất dồi dào, tính ứng dụng cao, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc hỗ trợ giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác.

Ngày nay, mật ong được nhiều gia đình xem là gia vị không thể thiếu trong gian bếp. Tờ MVOrganizing chỉ ra 10 câu hỏi phổ biến của người tiêu dùng về chế phẩm này:

1. Tại sao mật ong chuyển sang màu sẫm?

Mật ong tự nhiên có màu sắc đậm dần theo thời gian, hiện tượng này gọi là "caramel hóa" và không ảnh hưởng đến chất lượng nếu mật ong vẫn trong thời hạn sử dụng.

Màu sắc mật ong được quyết định bởi nguồn gốc loài ong cho mật, loại hoa cho mật, độ tuổi của loài cây ong hút mật và điều kiện bảo quản...

 

2. Mật ong có bị hỏng không?

Những yếu tố khiến chế phẩm không bị hỏng trong thời gian dài là: hàm lượng đường (glucozơ và fructozơ) cao dẫn đến áp suất thẩm thấu trong mật ong cao, có thể ức chế sự phát triển, sinh sản của vi khuẩn và nấm mốc; hàm lượng nước thấp; có tính axit; chứa các enzyme như polyphenol, flavonoid, methylglyoxal, peptit... góp phần vào đặc tính kháng khuẩn của mật, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

Trên lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế mật ong nguyên chất vốn là một loại thực phẩm hữu cơ nên vẫn sẽ bị hỏng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách.

Như với hình ảnh bên dưới các bạn có thể thấy, chai mật ong ngoài cùng bên phải đã chuyển màu đen. Khi mật ong đã chuyển sang màu như vậy là mật đã bị hỏng sẽ tạo ra chất độc mọi người nên bỏ ngay đi nhé.

3. Hạn sử dụng của mật ong là bao lâu?

Mật ong ở điều kiện lý tưởng: Tinh khiết tuyệt đối, mức thủy phần thấp nhất và bảo quản đúng cách sẽ để được rất lâu đến hàng chục năm. Theo thời gian, chế phẩm này có thể thay đổi, sẫm màu hơn hoặc hương vị khác đi. Điều này là tự nhiên. Dù vậy, chuyên gia khuyên nên ăn sản phẩm trong một năm (hoặc cùng lắm hai năm) để hưởng trọn tinh túy.

4. Bảo quản mật ong thế nào?

Có nhiều cách bảo quản mật ong lâu mà vẫn giữ được hương vị. Trong đó, chìa khóa quan trọng và đơn giản nhất là không cất trong tủ lạnh, với nhiệt độ phòng từ 21 đến 30 độ C là lý tưởng nhất. Không để ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, không để ở gần khu bếp nấu.

Bảo quản mật ong trong hũ sành, hũ-chai thủy tinh hoặc chai nhựa đã được cấp chứng nhận an toàn tp.

Lưu ý không bảo quản mật ong trong lọ kim loại vì chúng sẽ tác dụng với tính axit của mật ong dẫn đến quá trình oxy hóa.

5. Tại sao mật ong bị kết tinh?

Mật ong thường dễ kết tinh ở nhiệt độ từ 6-20 độ C. Ngoài ra, nguồn mật hoa, hàm lượng đường glucozơ, hàm lượng nước, phấn hoa lẫn trong mật... cũng là yếu tố dẫn đến hiện tượng. Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe. Mật càng nguyên chất, chưa qua các bước xử lý công nghiệp sẽ càng dễ kết tinh.

6. Nên sử dụng bao nhiêu mật ong một ngày?

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng lạm dụng mật ong quá mức cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nam giới nên tiêu thụ 36 gram trong một ngày. Còn phụ nữ và trẻ trên một tuổi dùng khoảng 24 gram.

7. Tại sao trẻ em dưới một tuổi không thể dùng mật ong?

Các chuyên gia thường cảnh báo không nên cho trẻ sơ sinh dùng mật ong vì hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa đủ năng lực xử lý các loại vi khuẩn trong chế phẩm nên dễ bị ngộ độc.

8. Phụ nữ mang thai có dùng được mật ong không?

Theo bà Sandy Procter - Tiến sĩ, giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học Kansas (Mỹ), trẻ trên một tuổi, người lớn khỏe mạnh và cả phụ nữ mang thai... có thể tiêu thụ mật ong an toàn.

Với thai phụ, chế phẩm có thể mang đến những lợi ích đặc biệt như: tăng cường hệ miễn dịch, giảm chứng mất ngủ, thúc đẩy tiêu hóa, chữa lành vết bỏng hoặc vết thương...

9. Có nên dùng mật ong thay đường?

Theo tờ Tandfonline, đường chứa đến 50% glucose và 50% fructose kép, thường được gọi là chất ngọt không dinh dưỡng. Trong khi ấy mật ong có 30% glucose, 40% fructose (tỷ lệ này sẽ thay đổi qua lại tùy loại mật, tuy nhiên lượng carbohydrate cao nhất là mức 85%), phần còn lại là nước và các khoáng chất vi lượng. Những thành phần này có lợi cho sức khỏe gồm: tăng đề kháng, chống oxy hóa...

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức hai chế phẩm này đều mang lại rủi ro cho sức khỏe. Cần cân nhắc liều lượng hợp lý khi dùng cả hai.

10. Mật ong nuôi có tốt không?

Một bộ phận người tiêu dùng cho rằng mật ong nuôi thường được cho ăn đường để tạo mật. Tuy nhiên, với các đơn vị nuôi ong uy tín chuyên nghiệp điều này không được phép, cũng như không đảm bảo lợi nhuận cho họ.

Mật ong nuôi thu hoạch từ những tổ ong do con người thuần dưỡng. Chúng không cố định một chỗ mà thường xuyên được di chuyển đến nơi có hoa (tùy mùa) để hút mật. Với cách làm này, người nuôi ong có thể kiểm soát được ong hút mật từ loài hoa nào và hạn chế nguy cơ ngộ độc khi sử dụng.

"Mật ong nuôi vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, không thua kém mật ong rừng nguyên chất. Thậm chí, chúng có phần vượt trội vì đảm bảo các tiêu chí an toàn trong sản xuất"

 

0966396188